Bối cảnh Đệ_Nhị_Cộng_hòa_Philippines

Tổng thống Manuel L. Quezon tuyên bố thủ đô Manila là một "thành phố không phòng bị" và để lại thành phố cho Jorge B. Vargas cai quản với tư cách thị trưởng. Quân Nhật tiến vào thành phố trong ngày 2 tháng 1 năm 1942, họ lập thành phố làm thủ đô. Nhật Bản hoàn toàn chiếm lĩnh Philippines vào ngày 6 tháng 5 năm 1942, sau trận Corregidor.

Tướng quân Masaharu Homma ra lệnh hủy bỏ Thịnh vượng chung Philippines và lập Ủy ban Hành chính Philippines, với Vargas làm chủ tịch trong tháng 1 năm 1942. KALIBAPI (tiếng Tagalog: Kapisanan sa Paglilingkod sa Bagong Pilipinas), một liên minh chính trị được thành lập theo Tuyên bố số 109 của Ủy ban Hành chính Philippines, một luật được thông qua vào ngày 8 tháng 12 năm 1942, cấm chỉ toàn bộ các chính đảng hiện hữu và lập liên minh cầm quyền mới. Tổng đốc đầu tiên là Benigno Aquino, Sr..[1] Đảng Ganap thân Nhật xem Nhật là cứu tinh của quần đảo, được hấp thu vào KALIBAPI.[2]

Độc lập

José Paciano Laurel là tổng thống duy nhất của Đệ nhị Cộng hòa Philippines.

Trước khi thành lập Ủy ban Trù bị, người Nhật đưa ra một lựa chọn là đặt Philippines dưới quyền lực độc tài của Artemio Ricarte, là người Nhật Bản đưa về từ Yokohama nhằm giúp bênh vực cho vận động tuyên truyền của Nhật Bản. Tuy nhiên, Ủy ban Hành chính Philippines bác bỏ lựa chọn này và lựa chọn lập một cộng hòa. Trong chuyến công du đầu tiên của ông đến Philippines vào ngày 6 tháng 5 năm 1943, Thủ tướng Hideki Tōjō hứa sẽ trao trả độc lập cho Philippines trong nỗ lực tuyên truyền của họ về chủ nghĩa liên Á.[3]

Điều này thúc đẩy KALIBAPI lập Ủy ban Trù bị Philippines độc lập vào ngày 19 tháng 6 năm 1943.[1] Một dự thảo hiến pháp được ủy ban này tạo ra, với 20 thành viên đến từ KALIBAPI.[4] Ủy ban Trù bị nằm dưới quyền của José P. Laurel,[5] trình dự thảo hiến pháp vào ngày 4 tháng 9 năm 1943, và ba ngày sau đại hội KALIBAPI phê chuẩn dự thảo hiến pháp.[4]

Đến ngày 20 tháng 9 năm 1943, các nhóm đại biểu của KALIBAPI trong các tỉnh thành bầu nội bộ ra 54 thành viên của Quốc hội Philippines, cơ quan lập pháp quốc gia, cộng thêm 54 thống đốc và thị trưởng là các thành viên đương nhiên.

Ba ngày sau khi lập Quốc hội, phiên họp khai mạc của nó được tổ chức tại Tòa nhà Lập pháp và bầu Benigno S. Aquino làm chủ tịch quốc hội và bầu José P. Laurel làm tổng thống. Ông nhậm chức vào ngày 14 tháng 10 năm 1943, khi thành lập nền cộng hòa tại Tòa nhà Lập pháp.[4] Cựu tổng thống Emilio Aguinaldo và Tướng quân Artemio Ricarte nâng cao quốc kỳ Philippines trong lễ nhậm chức, với thiết kế tương tự như trong Chiến tranh Philippines-Hoa Kỳ.[3]

Trong cùng ngày, một "Hiệp ước Liên minh" được ký kết giữa nước cộng hòa mới và chính phủ Nhật Bản, hai ngày sau nó được Quốc hội Philippines phê chuẩn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đệ_Nhị_Cộng_hòa_Philippines http://www.angelfire.com/al4/al_den/laurel.htm http://ww2db.com/country/philippines http://www.filipiniana.net/publication/constitutio... http://www.lawphil.net/executive/proc/proc_29_1944... http://www.lawphil.net/executive/proc/proc_30_1944... http://books.google.com.ph/books?id=GVNaTk9nLosC&p... http://books.google.com.ph/books?id=gUt5v8ET4QYC&p... http://www.pangulo.ph/prexy_jpl.php https://books.google.com/books?id=FiEMgP36lScC&pg=... https://books.google.com/books?id=QKgraWbb7yoC&lpg...